Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân cách phòng và điều trị


MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến về xương khớp, nói đó là một bệnh phổ biến vì con số người bị mắc bệnh này không hề nhỏ, và đặc biệt, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị thoát vị đĩa đệm đang ngày một gia tăng. Chứng kiến những hậu quả nặng nề mà bệnh thoát vị đĩa đệm có thể mang lại, nhiều người trẻ tỏ ra lo lắng nhưng không biết làm thể nào để phòng tránh căn bệnh này. Để giúp quý vị tìm hiểu rõ hơn về thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa căn bệnh này, mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp phần 2 của chương trình. 
Và xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Chúng tôi đã sẵn sàng để mang đến những kiến thức cần thiết cho quý vị khán giả. Và bên cạnh tôi là hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân cách phòng và điều trị
MC: Thưa bác sĩ, xem qua phóng sự trong chuyên mục Đường Tin, về tình trạng ngày càng nhiều người trẻ bị thoát vị đĩa đệm, có thể nói bệnh thoát vị đĩa đệm đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Xin bác sỹ lý giải một cách cặn kẽ hơn nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh lý khá thường gặp hiện nay, theo các nghiên cứu bệnh lý này chiếm khoảng 63%-73% tổng số đau cột sống thắt lưng và 72% đau thần kinh hông to. Theo WHO cứ 10 người có 8 người đau thắt lưng ít nhất 1 lần, còn ở Mỹ mỗi năm có 15-20% người đi khám vì đau thắt lưng. Năm 1984, ước tính tổn thất do thoát vị đĩa đệm ở Mỹ khoảng 21-27 tỷ USD mỗi năm cho sự mất khả năng sản xuất và tiền bồi thường.
Ở Pháp, theo nghiên cứu của gilbert dechambenoit năm 1996, tỉ lệ bệnh khoảng 50-100/100.000 dân hàng năm. thoát vị đĩa đệm đơn tầng là chủ yếu và vị trí L4-L5 và L5-S1 là 2 vị trí hay bị thoát vị nhất do đây là 2 vị trí thường phải chịu trọng tải lớn nhất, đồng thời chúng lại là vùng bản lề hoạt động của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thoát vị thường gặp ở phía trái nhiều hơn, đa số đều ở trong tình trạng mức độ vừa phải.
Hiện nay tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa do thói quen ngồi nhiều, lười Tập luyện thể dục thể thao, tăng cân quá nhiều thời kỳ mang thai… đây là tình trạng rất đáng báo động và cần có giải pháp giáo dục phòng ngừa tốt.
Các yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm:
Lối sống không lành mạnh như sử dụng thuốc lá, thiếu tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng không đầy đủ đóng góp đáng kể vào sức mạnh của đĩa đệm
Thoái hóa theo độ tuổi: Những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm mất nước dần dần, có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ đàn hồi của đĩa đệm. Nói cách khác, quá trình lão hóa có thể làm cho đĩa đệm ít có khả năng hấp thụ cú sốc từ chuyển động .
Tư thế nghèo kết hợp với việc sử dụng thói quen lao động không chính xác làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của đĩa đệm.
Kết hợp các yếu tố này với những ảnh hưởng từ hao mòn hàng ngày, thương tích, nâng vật nặng không đúng tư thế, dễ hiểu tại sao đĩa đệm bị thoát vị.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, theo như bác sỹ vừa chia sẻ, nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều người trẻ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, đó là do thói quen sinh hoạt, làm việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu, ngồi sai tư thế… khiến các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn gây đau, thậm chí việc ngồi nhiều, ngồi lâu và sai tư thế còn khiến cột sống bị lệch, lâu ngày gây ra thoát vị đĩa đệm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đau lưng ở rất nhiều người trẻ. Bác sỹ có thể chia sẻ một cách rõ hơn về bệnh lý này được không? Như thế nào được gọi là thoát vị đĩa đệm? 
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân cách phòng và điều trị
MC: Như bác sỹ nói đó là do thói quen sinh hoạt hàng ngày đúng không ạ? Như là việc phải làm việc máy tính, ngồi lâu, ngồi sai tư thế dẫn đến thoát vị địa đệm. Các bác sỹ có thể lý giải thêm về bệnh lý này? Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30–50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:
Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức.
Chơi các môn thể thao tác động mạnh
Hút thuốc
Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn
Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
 
MC: Bác sỹ có thể giải thích rõ hơn cho quý vị khán giả về cơ chế bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm?
Đĩa đệm là cấu trúc nằm ở giữa 2 đốt sống, được cấu tạo từ các vòng xơ dày, chắc, bên trong có nhân nhày có tính đàn hồi. Nhờ đó, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ và giúp cột sống thực hiện chức năng của mình. 
Khi có lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, sai tư thế…), vòng xơ bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng. 
Vận động sai tư thế như cúi, xoay người đột ngột, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng - đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi làm các công việc đơn giản hàng ngày như nhấc xe máy khi lấy xe trong bãi gửi xe, vật nặng, cố xoay người… 
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng, nếu chèn vào đám rối thần kinh đuôi ngựa, người bệnh có thể gặp các vấn đề phức tạp và đau đớn, nguy hiểm hơn…
Thoát vị đĩa đệm - Nguyên nhân cách phòng và điều trị
Dường như cấu trúc của đĩa đệm rất phức tạp đúng không, thưa bác sỹ? Bác sỹ có thể nói các phương pháp chẩn đoán?
Chẩn đoán lâm sàng:
Giai đoạn đau cấp: Tình trạng đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức. Mỗi khi có những gắng sức về sau, tình trạng đau lại tái phát. Vòng sợi lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi ra sau mà vòng sợi không tổn thương.
Giai đoạn chèn ép rễ: Các triệu chứng của hội chứng rễ xuất hiện như:
Đau lan xuống chân, đau khi đi, đứng, hắt hơi, rặn. Vòng sợi ở giai đoạn này đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây ra chèn ép rễ. Các thay đổi thứ phát của thoát vị bao gồm: Phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch...
Chẩn đoán lâm sàng có thể nghĩ đến thoát vị đĩa đệm nếu có 4 triệu chứng trở lên trong 6 triệu chứng dưới đây:
Có yếu tố chấn thương.
Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to.
Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn.
Có tư thế giảm đau: nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo.
Có dấu hiệu chuông bấm.
Dấu hiện Lasègue
Chẩn đoán cận lâm sàng:
Chụp X quang quy ước: Thông qua một số hình ảnh của chụp Xquang quy ước như: Lệch vẹo cột sống, Mất ưỡn cột sống, Hẹp khoang gian đốt sống... có thể xác định vị trí thoát vị. Ngoài ra chụp Xquang quy ước còn giúp xác định thương tổn khác của cột sống như khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống...
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cho phép xác định được vị trí, hình thái thoát vị, số tần thoát vị. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Trường hợp người bệnh nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang. Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.
 
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ. Đó là một số thông tin về bệnh đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị bệnh này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp phần 3 của chương trình.
Cột sống của con người là một tập hợp gồm 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, dính chắc vào thân đốt sống và được giữ chắc hơn bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp giữ vững vàng các đốt sống và đĩa đệm với nhau.
Đĩa đệm là một cấu trúc sụn đặc biệt ở khớp cột sống. Mỗi đĩa đệm gồm có hai phần, phần mềm bên trong gọi là nhân nhầy và một vòng xơ bao bọc bên ngoài cứng rắn hơn.
Đĩa đệm bị thoát vị là hậu quả của bệnh lý thoái hóa cột sống, mà đầu tiên là do sụn khớp hư tổn, bào mòn, mất nước qua thời gian cùng với đó là xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, hình dạng, xuất hiện các tổn thương vi thể và các hốc xương rỗng, đặc xen kẽ, thậm chí hình thành gai xương. Chính vì thế, để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, cần bổ sung hoạt chất nuôi dưỡng sụn khớp, khắc phục những hư tổn của sụn khớp, cụ thể là Glucosamin.

MC: Vâng thưa bác sỹ, điều hầu hết tất cả bệnh nhân đều rất quan tâm đó là làm thế nào để điều trị thành công bệnh thoát vị đĩa đệm này. Xin bác sỹ cho biết hiện nay ở Việt Nam, phương pháp điều trị nào là mới nhất là tiên tiến nhất?
Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc:
Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật tái tạo. Việc luyện tập và sử dụng thuốc theo một liệu trình nhất định sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần. Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục kéo dài không giảm, bệnh nhân sẽ được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể.
Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới:
Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Lưu ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ.
Châm cứu: Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
Massage: Giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng kinh niên.
Có thể dùng các phương pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra trở lại vị trí bình thường. Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng cho tác dụng tương tự, chỉ định cho bệnh nhân lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống cho tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác mạnh lên vùng cột sống tổn thương, qua đó làm giảm lực tác động lên đĩa đệm.
Sử dụng kết hợp các phương pháp trên với dùng thêm sản phẩm Bi-JCare với công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp:  Glucosamine hàm lượng 1500mg, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Hỗ trợ điều trị giãn dây chằng, thoát vị đĩa đệm và giảm đau hiệu quả.
MC: Người Việt Nam thường tự ý đi mua thuốc tây khi có triệu chứng đau, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các bác sỹ có thể cho biết cách phòng bệnh một cách an toàn hơn được không ạ?
- Tập thể dục đều đặn, các bài tập: thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ…tăng cường sự dẻo dai cho khớp.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
- Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
- Không mang vác, nâng vật quá sức.
- Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
- Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài ra việc tích cực sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là cách giúp cơ thể ngăn ngừa, tránh gặp phải các tổn thương về sụn khớp và cột sống.
MC: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Bác sỹ có thể cho biết làm cách nào để khán giả có thể lựa chọn được sản phẩm tốt nhất không ạ?
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp điều trị thoát vị đĩa đệm và nguồn gốc xuất xứ cũng đa dạng. Các bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên chọn hàng nhập khẩu. Nếu có thể bạn nên yêu cầu xuất hóa đơn đỏ là tốt nhất.  Sản phẩm bạn nên tham khảo Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ.
Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Bi-Jcare đã được BNC medipharm Công ty Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và được Bộ Y Tế cấp Visa và cho phép lưu hành tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm bổ xương khớp của Mỹ giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Thành phần của Bi-Jcare: Glucosamin, Chondroitin sulfat, Methyl sulfonyl methane, Hyaluronic Acid ( hoạt chất vàng cho khớp), Collagen Type II (UC II), Boswellia Extract, bột rễ gừng,… giúp xương khớp hết đau, tăng khả năng vận động và ngăn ngừa bệnh tiến triển, giúp điều trị cách bệnh lý về khớp.
Hãy để Bi-Jcare chăm sóc, bảo vệ xương khớp cho bạn và người thân.
Bi-Jcare
✔ Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
✔ Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ...
✔ Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
✔ Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
✔ Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
✔ Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
✔ Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ...
Vâng, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là có rất nhiều phương pháp, cách thức cũng như những mẹo nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người thân. Nhưng chúng ta phải hiểu thật đúng thì mới có hiệu quả được. Đó cũng là lời nhắn nhủ của Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Một lần nữa xin cảm ơn các bác sĩ đã tham gia chương trình hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ và cách phòng bệnh như thế nào?

  Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói qu...