Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

Bệnh lý xương khớp ở người già - Thoái hóa khớp - Loãng xương


Chủ đề: Bệnh lý xương khớp ở người già - Thoái hóa khớp - Loãng xương
MC: Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Chương trình Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Và như thường lệ mời quý vị đến với Đường tin.
Bệnh lý cơ xương khớp là vấn đề sức khỏe đang được thế giới rất quan tâm, vì quy mô lớn và hệ quả nghiêm trọng mà bệnh mang lại cho cộng đồng. Bệnh không biểu hiện nguy kịch như những bệnh về tim mạch, hô hấp hay ung thư… và hiếm khi gây tử vong, nhưng tần suất của bệnh lại cao nhất, và cũng đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và mất sức lao động ở người cao tuổi.
Theo thống kê, có hơn 70% người cao tuổi mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp, gây ra những cơn đau nhức khi âm ỉ lúc dữ dội, làm suy giảm chất lượng sống. Đây là con số rất đáng lo ngại, chứng tỏ bệnh cơ xương khớp thật sự là vấn đề y tế quan trọng, đáng báo động ở người cao tuổi. Trong điều kiện thời tiết lạnh, bệnh càng có xu hướng diễn biến nặng, làm cho bệnh nhân cảm thấy thêm đau nhức, tê, mỏi và khó chịu. Điển hình là những khó chịu trên vùng khớp tay, khớp ngón chân. 
Trong trường hợp này, đa số người bệnh thường không thực sự hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của vấn đề, và hay tự ý dùng các thuốc giảm đau để đối phó tạm thời, cho đến khi bệnh trở nặng, khiến cho mọi hoạt động của bệnh nhân đều trở nên khó khăn, mới tìm cách chữa trị thì đã quá muộn.
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta thường nghe ông, bà, cha, mẹ, những người cao tuổi than phiền bị đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi chân tay… nhất là vào mùa lạnh, đó là những dấu hiệu của bệnh xương khớp. Bệnh lý xương khớp rất thường xảy ra ở người già, và làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ. Để giúp các cụ trong việc phòng và điều trị bệnh này, MC2 sẽ giúp quý vị và các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn trong phần 2 của chương trình.  
Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình Hiểu đúng bệnh - chữa đúng cách. Chúng tôi đã sẵn sàng để mang đến những kiến thức cần thiết cho quý vị khán giả. Và bên cạnh tôi là hai chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi xin được giới thiệu:
Bệnh lý xương khớp ở người già - Thoái hóa khớp - Loãng xương
MC: Thưa bác sĩ, chúng ta vừa xem qua một phóng sự về tình trạng bệnh xương khớp ở người già. MC được biết, theo số liệu nghiên cứu bước đầu từ một nhóm nghiên cứu về các bệnh cơ xương khớp thường gặp tại TP HCM cho thấy ở người trên 35 tuổi tần suất chung của thoái hóa khớp là 30%, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%) và khớp gối (35%). Tỷ lệ đó là 60% đối với người trên 65 tuổi và 85% đối với người trên 80 tuổi. Cùng với đó khoảng 23-29% phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi có triệu chứng loãng xương, tỷ lệ này tương đương với các nước Âu Mỹ. Thưa bác sỹ, bác sỹ nghĩ sao về những con số này? Và bác sỹ có thể kể tên một số bệnh lý về xương khớp mà người già thường mắc phải không?
Các số liệu này cho thấy quy mô của bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam tương đương với các nước khác trên thế giới… Bệnh cơ xương khớp không phải là bệnh nguy hiểm chết người nhưng là nguyên nhân gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 
Chính vì thế việc chăm sóc và bảo vệ xương khớp nên được quan tâm hàng đầu, nhất là đối với người già.
Bệnh lý xương khớp phổ biến ở người già: Thoái hóa khớp, loãng xương.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, đó là thực trạng tại Việt Nam, thưa BS TS Phan Đăng Bình, được biết bác sỹ đã có thời gian nghiên cứu sinh tại Mỹ, vậy mô hình bệnh lý về xương khớp ở người già ở Mỹ có khác gì so với ở Việt Nam hay không?
Đau nhức xương khớp ở người già là một trong những chứng bệnh phổ biến hiện nay. Người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau nhức tại cột sống lưng, cột sống cổ, khớp gối, bàn chân hoặc hông… Ban đầu cơn đau sẽ khởi phát ở mức độ nhẹ, chỉ thoáng qua, nhưng sau đó khi cử động sẽ đau tại một vài khớp. Nếu như không được điều trị kịp thời thì cơn đau sẽ ngày càng tăng hoặc lặp lại, thậm chí là tấn công tới nhiều khớp hơn. Những biến đổi về thời tiết sẽ khiến cho cơn đau nhức xương khớp tấn công người bệnh nghiêm trọng và thường xuyên.
Ở Mỹ thì người ta thường chọn phương pháp phòng bệnh từ sớm bằng việc sử dụng thực phẩm chức năng hàng ngày. Ở Việt Nam thì việc phòng bệnh trước thường chưa được chú trọng, đến khi thấy bị đau mới đi khám và chữa trị thì bệnh đã nặng rồi. Nên cũng khó chữa hơn.
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ TS Phan Đăng Bình, như vậy, ở Việt Nam hay ở Mỹ thì bệnh lý về xương khớp vẫn luôn là 1 bệnh vô cùng phổ biến ở người già, và phổ biến nhất vẫn là thoái hóa khớp và loãng xương, vậy thì bác sỹ có thể giải thích rõ hơn về 2 bệnh lý thoái hóa khớp và loãng xương là gì? Nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh xương khớp ở người già là những nguyên nhân nào? Xin bác sỹ cho biết?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức và hội chứng cứng khớp. Đây là một căn bệnh mãn tính, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tác nhân cơ bản dẫn tới thoái hóa khớp được các nhà khoa học xác định là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người. Ngoài ra những người trong cuộc sống hay phải chịu áp lực quá tải kéo dài cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già.
Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bệnh xương khớp ở người cao tuổi có thể do những nguyên nhân sau: viêm, chấn thương nhẹ hoặc do thiếu máu vì dinh dưỡng kém không đủ nuôi các khớp. Ngoài ra, chứng béo phì, thừa cân, các dị tật bẩm sinh, các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương, gây ra chứng đau nhức xương khớp ở người già.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nếu một người lúc còn trẻ tuổi đã bị chấn thương ở khớp dù nhẹ, những người lao động nặng như khuân vác đều sẽ bị tăng nguy cơ bị viêm khớp, đau khớp khi bước vào tuổi trung niên. Tất cả các nguyên nhân này có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp ở người cao tuổi. Kết quả của quá trình này là sụn khớp và xương dưới sụn bị hư tổn, gây đau nhức khi vận động và khiến người bệnh phải thay đổi tư thế liên tục, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa.
Bệnh lý xương khớp ở người già - Thoái hóa khớp - Loãng xương
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ, nguyên nhân là như vậy, vậy thì chuẩn đoán bệnh những bệnh lý này như thế nào? Xin bác sỹ cho biết thêm?
Bệnh đau nhức xương khớp thường làm cho những người lớn tuổi cảm thấy tê buốt chân, tay, đau nhức lưng, đầu gối và nhiều khớp khác trên cơ thể. Khiến họ cảm thấy khó khăn, phiền hà trong sinh hoạt. Điều đáng nói là khi bị đau nhức xương khớp thì người bệnh ngại vận động, dẫn đến các khớp trở nên tê cứng và ngày càng bệnh nặng thêm.
Khi bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên đến các trung tâm y tế có chuyên khoa cơ - xương - khớp thăm khám để được cải thiện sớm và biết được tình trạng bệnh của mình chính xác. Để phòng bệnh, vào mùa lạnh người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người cao tuổi duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, không tăng áp lực lên các khớp, vì thế hạn chế những cơn đau. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin C. Nên duy trì chế độ vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của chuyên gia chuyên khoa.
MC: Đối với các bệnh lý xương khớp ở người già mà cụ thể là bệnh thoái hóa khớp, loãng xương, thì hiện nay có những phương pháp điều trị nào là tiên tiến nhất? Xin bác sỹ cho biết?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp và loãng xương khác nhau. Mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm khác nhau. Việc chọn phương pháp phù hợp thì còn tùy vào tình trạng bệnh lý của bạn. Một trong những phương pháp hiện nay được nhiều người sử dụng phải kể đến thực phẩm chức năng bổ xương khớp có chứa các dưỡng chất cần thiết cho sụn khớp… như Bi-Jcare, có chứa Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare phù hợp với người già, dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp.
Bệnh lý xương khớp ở người già - Thoái hóa khớp - Loãng xương
MC: Vâng xin cảm ơn bác sỹ. Thưa quý vị và các bạn, để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả, cần hiểu một cách chính xác về bệnh đó. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị các bệnh lý về xương khớp, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi tiếp phần 3 của chương trình.
Để tìm hiểu thêm về các thành phần trên, để biết lý do vì sao những hoạt chất trên lại tốt cho những người bị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là người già bị thoái hóa khớp, mời quý vị theo dõi đoạn phim khoa học sau đây:
Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate là những dẫn xuất từ glycosaminoglycan được tìm thấy trong sụn khớp. Trong quá trình thoái hóa khớp, các nhà nghiên cứu nhận thấy hai chất này là nơi bị thương tổn đầu tiên, xuất hiện các khe nứt và sụn khớp bắt đầu bị bong tróc gây ra tình trạng lộ xương mặt khớp. Do đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nếu bổ sung cho cơ thể các chất nền này thì khối tế bào sụn khớp sẽ giảm bị hư hại, sụp đổ.
Glucosamin kích thích tế bào sụn sản sinh ra thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, đồng thời glucosamin còn ức chế một số tác nhân gây tổn hại sụn như các men collagenase, phospholinase… chính vì thế, đối với những trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp thì hiện nay các bác sỹ đều sử dụng nhóm sản phẩm có tác động lâu dài lên bệnh lý sụn khớp, đó là các sản phẩm có chứa Glucosamin.
Kết hợp với Glucosamin, Chondroitin sulfat làm tăng tính bền vững và tính đàn hồi cho sụn khớp, kích thích sản sinh thành phần thiết yếu của sụn khớp là Proteoglycan, kết hợp với Hyaluronic axit cũng là chất đặc biệt cần thiết có tác dụng bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp. Vì vậy, kết hợp những hoạt chất này sẽ giúp phục hồi sự khoẻ mạnh của các khớp xương đã bị tổn thương và giảm đau các khớp bị thoái hóa.
Bi-JCare công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp...
Bi-Jcare
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp
MC: Vâng thưa quý vị và các bạn, thưa 2 bs, hầu hết bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi có những dấu hiệu của bệnh như đau, nhức, mỏi… thường tự ý mua thuốc giảm đau và các loại thuốc Tây điều trị các bệnh về xương khớp để giảm các triệu chứng đau nhức, tuy nhiên sử dụng giảm đau, nhất là thuốc Tây một cách bừa bãi, không có chỉ định của bác sỹ có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Vậy BS có lời khuyên nào cho những bệnh nhân bị xương khớp, có gợi ý nào về phương pháp phòng và ngăn chặn các triệu chứng bệnh an toàn mà người bệnh có thể tự xử lý tại nhà, khi chưa có những dấu hiệu nặng phải điều trị tại bệnh viện không?
Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Điểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.
- Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động.
- Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
- Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức: khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên tận dụng thêm sự hỗ trợ (của dụng cụ hay người khác).
- Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
- Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải.

MC: Cuối cùng xin Bác sỹ chia sẻ cho những người cao tuổi nói riêng và khán giả xem truyền hình nói chung kinh nghiệm để có thể phòng tránh những bệnh lý về xương khớp.
Các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi đó là: chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên  của gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi.
Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng những sản phẩm có chứa các hoạt chất nuôi dưỡng sụn khớp, tăng cường chức năng xương khớp để phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp và loãng xương.
Vâng, chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa là có rất nhiều phương pháp, cách thức cũng như những mẹo nhỏ trong cuộc sống cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho mình cũng như những người thân. Nhưng chúng ta phải hiểu thật đúng thì mới có hiệu quả được. Đó cũng là lời nhắn nhủ của Hiểu đúng bệnh – chữa đúng cách. Một lần nữa xin cảm ơn chia sẻ của các bác sĩ đã tham gia chương trình hôm nay. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ và cách phòng bệnh như thế nào?

  Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói qu...