Bạn bị đau xương khớp, bạn muốn tìm cây thuốc trị xương khớp, bạn chưa biết cây nào. Cây thuốc trị xương khớp là loại cây nào là câu hỏi của nhiều người. Đau nhức xương khớp là tình trạng rất phổ biến hiện nay ở những người già, lao động nặng, trẻ tuổi. Nó là dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem cây thuốc trị xương khớp là những loại cây nào.
* Đau nhức xương khớp biểu hiện như thế nào?
- Đau vai gáy: Đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da sau gáy thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Chứng trạng này là do bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến chức năng của kinh lạc, khí huyết trở trệ…
- Đau gót chân: Đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém...
- Đau khớp xương thoái hóa: Đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế. Do can thận hư kết hợp với phong hàn, thấp gây ra. Người bệnh có biểu hiện giống phong hàn thấp tý thiên về hàn tý kèm thêm triệu chứng về can thận hư.
* Cây thuốc trị xương khớp
+ Cây xương sông: Ngoài công dụng điều trị viêm họng, cảm cúm, đau nhức răng, ho đờm hay nôn trớ thì xương sông còn là một vị thuốc chữa thấp khớp hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Giã nát lá xương sông sau đó sao nóng và bọc trong vải chườm nên vị trí bị đau nhức hoặc sưng viêm. Người bệnh có thể dùng bằng gạc sạch bó lại rồi để qua đêm tăng thêm hiệu quả tốt nhất. Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh sẽ sử dụng liều lượng lá xương sông phù hợp. Bài thuốc chữa phong thấp từ cây xương sông không chỉ mang lại hiệu quả mà còn có mức độ an toàn cao. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn bị bệnh phong thấp với triệu chứng phức tạp, kéo dài thì cần áp dụng biện pháp chữa trị khác.
+ Cây trà hoa cúc: Nước trà là một loại nước uống quen thuộc rất tốt cho sức khỏe..Trong đó có trà hoa cúc không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giúp giảm đau nhức và chữa trị bệnh rất hiệu quả. Chỉ cần mua trà hoa cúc chế biến sẵn hoặc tự chế biến tại nhà bằng cách dùng hoa cúc phơi héo và sắc với nước, thêm chút đường để tạo vị ngọt mát cho trà. rồi uống thay nước hằng ngày.
+ Đu đủ: Mọi người chỉ biết đến quả đu đủ là 1 loại quả bổ dưỡng ngon miệng nhưng lá của cây đu đủ còn có nhiều công dụng chữa bệnh rất hay. Trong đó dùng để chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả với cách làm như sau.
Chuẩn bị 1 nửa quả đu đủ xanh, gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi cho vào nồi, đổ thêm 2 bát nước, 30g mễ nhân sống. Đun sôi nhỏ lửa đến khi mễ nhân và đu đủ chín mềm thì cho ít đường trắng vào và ăn khi còn ấm. Áp dụng lâu dài để đẩy lùi chứng đau nhức xương khớp.
+ Cây bìm bịp: Đối với những người bị đau nhức xương khớp do làm việc nặng, sai tư thế khi nằm, những người trung niên bắt đầu có dấu hiệu đau nhức hoặc do vấn đề về tuổi tác, thì việc điều trị xương khớp từ cây bìm bịp sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Trị đau xương khớp cho người mới bị:
- Bài thuốc uống từ cây bìm bịp: Nguyên liệu: Bìm bịp 12gr, thục địa 16gr, tang ký sinh 16gr, ba kích nhục 12gr, đương quy 12gr, dây trâu cổ 12gr, đỗ trọng 12gr, cẩu tích 12gr, đậu đen 12gr (đem sao), dây tơ hồng xanh 12 gr.
Cách làm: Đem tất cả rửa sạch, cho hết các nguyên liệu trên vào nồi với 1- 1,5 lít nước, đun lửa nhỏ khoảng 2 tiếng.
Cách uống: Chia uống ngày 3 lần, uống sau bữa ăn 30 phút
- Bài thuốc đắp từ cây bìm bịp: Nguyên liệu: 80gr lá bìm bịp tươi, 50gr củ sâm đại hành tươi, 50gr lá ngải cứu tươi.
Cách làm: Rửa sạch toàn bộ lá thuốc, để ráo nước. Cho tất cả vào cối giả nhuyễn với một ít muối, trộn đều sau đó đem rang nóng.
Cách dùng: Đợi thuốc nguội dần đắp lên chỗ đau nhức như chân, cổ ,vai… đắp mối tối trước khi ngủ.
Tri đau khớp cho người bị lâu:
Nguyên liệu: 30gr bìm bịp khô, 20gr rễ và cây gối hạc, 20gr trâu gỗ, 20gr dâu tầm.
Cách làm: Đem rửa sạch tất cả nguyên liệu trên, để ráo sau đó cho vào ấm nấu 1-1,5l nước, đun lửa nhỏ khoảng 2 tiếng.
Cách dùng: Uống ngày 3 lần, uống sau mỗi bữa ăn 30 phút.
+ Cây hoa gạo: Vỏ thân cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da...
- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60g , sắc hoặc ngâm rượu uống.
- Giảm đau nhức xương khớp, đau cơ: Vỏ thân cây gạo tươi 50g, cạo bỏ lớp vỏ bẩn bên ngoài, thái mỏng, giã nát, thêm giấm thanh, trộn đều rồi băng đắp vào chỗ đau.
- Chữa bong gân nhẹ: Vỏ thân cây gạo tươi, rau má tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, băng đắp vào chỗ sưng đau. Hoặc: Vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cây thuốc trị xương khớp là loại cây nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét