Bạn bị thoát vị đĩa đệm, bạn chưa biết mình nên uống sữa gì. Người bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì là câu hỏi của nhiều người. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm và nhiều người mắc phải hiện nay. Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau buốt cột sống, thậm chí có thể tàn phế suốt đời nếu không được chữa bệnh đúng cách. Vậy người thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
* Người bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì?
Ngoài sự can thiệp của các phương pháp từ Tây y đến Đông y, phẫu thuật thì việc bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi từ sữa, giúp bệnh nhân nâng cao mật độ canxi trong xương, giảm tình trạng loãng xương, nâng cao sức khỏe. Dưới đây là 3 loại sữa người bệnh thoát vị đĩa đệm nên uống để có thể cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhất.
+ Sữa đậu nành: Theo các nghiên cứu, sữa đậu nành không chứa nhiều hàm lượng canxi nhưng đây chính là loại sữa tốt cho việc phòng ngừa loãng xương, giúp phòng và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Ngoài ra, loại thực phẩm này có chứa hoạt chất Genistein được xem như một loại hormone estrogen thực vật là thành phần quyết định độ chắc khỏe của xương.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành được xem là nguồn dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể giúp cân bằng nội tiết tố ở nữ nhờ hợp chất isoflavones. Hợp chất tự nhiên này được xem như là estrogen có trong cơ thể nữ giới giúp giảm cholesterol trong máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Đồng thời, sữa đậu nành còn chứa thành phần Saponin có công dụng chống oxy hóa và cải thiện hệ thống tiêu hóa,… Vì vậy, sữa đậu nành là lựa chọn không thể thiếu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe và hỗ trợ cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.
+ Sữa bò: Thông thường, một người trưởng thành cần cung cấp 1000mg canxi mỗi ngày, để đảm bảo cho khả năng trao đổi chất. Đồng thời, lượng canxi cung cấp đầy đủ giúp làm tăng mật độ canxi trong xương, hạn chế quá trình loãng xương cũng như mắc phải các bệnh liên quan đến xương. Canxi thường bổ sung hàng ngày dựa vào việc sử dụng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau như rau xanh, trái cây, thủy sản,…
Đặc biệt, uống sữa bò chính là loại thực phẩm cung cấp khá nhiều hàm lượng canxi. Theo các nghiên cứu, 1 ly sữa bò có chứa tới 30% lượng canxi cần thiết bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Các thành phần chứa trong sữa bò rất có lợi cho sức khỏe người bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, uống sữa bò không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm khá tốt.
+ Các loại sữa có hàm lượng canxi cao: Những loại sữa này được pha chế dưới dạng bột, giúp người bệnh dễ dàng bổ sung cho cơ thể hàm lượng canxi nhất định mỗi ngày. Bên cạnh đó, sữa dạng bột còn có chứa thêm các thành phần dinh dưỡng khác như protein, magie, vitamin D, B2,… khá tốt cho hệ xương khớp của con người.
- Sữa bột Ensure: Sữa bột Ensure là một sản phẩm phổ thông và được ưa chuộng nhất của Abbott, cung cấp đầy đủ các vitamin và dưỡng chất. Trong đó , thành phần của sữa bột Ensure có chứa vitamin C, protein và chất béo an toàn. Sữa bột Ensure giúp cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng và thuận tiện hơn.
Sữa bột Ensure có rất nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người, nhất là những người cao tuổi. Sử dụng sữa Ensure mỗi ngày không chỉ có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe mà còn kích thích phát triển các tế bào mô, cơ và xương sụn, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Đây là loại sữa thích hợp với những người mắc các bệnh xương khớp, người cao tuổi, người mới khỏi bệnh,…
- Sữa bột Anlene: Anlene được biết đến là thương hiệu sữa chuyên biệt dành cho người lớn và người cao tuổi của Công ty Fonterra Brands Việt Nam. Anlene nổi tiếng là sản phẩm sữa dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày với 2 dòng sản phẩm sữa bột và sữa nước pha sẵn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa Anlene mỗi ngày là cách tốt nhất để nuôi dưỡng hệ xương khớp được chắc khỏe, phòng ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả. Đây cũng là loại sữa rất thích hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Lượng sữa được khuyên dùng là 200ml/1 lần và mỗi ngày 2 – 3 lần. Thời điểm uống tốt nhất là sau khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút vào buổi tối.
* Tìm hiểu thêm về bệnh thoát vị đĩa đệm
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
2. Triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm
Hầu hết thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.
Một số triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.
4. Những ai hay mắc phải thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30–50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?
+ Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức
+ Chơi các môn thể thao tác động mạnh
+ Hút thuốc
+ Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn
+ Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
+ Chế độ sinh hoạt phù hợp cho tình trạng thoát vị đĩa đệm
6. Lối sống sinh hoạt tốt cho thoát vị đĩa đệm
+ Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại
+ Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ
+ Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn
+ Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ, từ nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng đến nặng hơn gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới. Việc chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa hay phẫu thuật lấy nhân đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.
7. Sản phẩm thực phẩm chức năng nào phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm
Bi-JCare công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể. Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,...
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Video về công dụng của Bi-Jcare với hệ xương khớp
Có thể tham khảo sản phẩm thêm tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp tăng cường sức khỏe xương khớp
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu người bị thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe hạnh phúc !