Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Cách chữa đau khớp gối ở người già như thế nào


Người già hệ xương khớp dần thoái hóa, viêm dẫn đến đau khớp gối, nhất là khi thời tiết thay đổi. Cách chữa đau khớp gối ở người già như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Đau đầu gối có thể là triệu chứng của các bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng như viêm khớp, gout, chấn thương… Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể mất khả năng đi lại. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách chữa đau khớp gối ở người già an toàn hiệu quả.
Cách chữa đau khớp gối ở người già như thế nào
* Nguyên nhân gây ra đau khớp gối ở người già
+ Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp thường xuyên ở người già.
+ Người già mắc các bệnh về khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống … cũng dễ là đối tượng bị đau khớp.
+ Sự lão hóa của cơ thể khi về già, chức năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi, khớp trở nên kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp… cộng thêm với thời tiết thay đổi lại làm cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn bao giờ hết.
+ Ngoài ra, những người bị béo phì, thừa cân, hồi trẻ bị chấn thương khớp, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, làm việc chân tay khuân vác nặng nhọc, hay yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương.
* Cách chữa đau khớp gối ở người già
+ Sử dụng thực phẩm chức năng bổ xương khớp hàng ngày: Đau khớp gối do tình trạng thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng,… thì chúng ta nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng sụn khớp hàng ngày để phòng và điều trị các bệnh về xương khớp. Thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp tổng thể, giúp hệ xương khớp ngày càng khỏe mạnh và dần tiến đến hồi phục toàn bộ. Phương án này là cách chữa đau khớp gối triệt để ở người già và an toàn.
+ Áp dụng các bài thuốc chữa đau khớp gối: Bên cạnh các loại thuốc tây y, thuốc đông y, người cao tuổi có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc nam chữa đau khớp gối sau đây để cải thiện các triệu chứng sưng đau ở khớp gối nhanh chóng và an toàn:
Cách chữa đau khớp gối ở người già như thế nào
- Cách chữa đau khớp gối ở người già bằng rễ cây gối hạt: Dùng 20g rễ cây gối hạt đem sắc nước để uống hàng ngày. Cách này giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm sưng tấy và đau nhức ở đầu gối. Ngoài ra, để cho hiệu quả nhanh hơn, người bệnh có thể kết hợp rễ cây gối hạt với cỏ xước, cốt khí củ, hy thiêm thảo, rễ gấc; mỗi vị khoảng 15-30g. Đem thuốc sắc uống mỗi ngày.
- Chữa đau khớp gối ở người già bằng lá lốt:
Thuốc sắc uống: Đem 800g lá lốt, 300g cà gai leo, 300g thiên niên kiện, 300g thổ phục linh, 300g cỏ xước, 100g quế chi phơi khô rồi tán vụn. Sau đó cho vào ngâm với 5 lít rượu trắng trong 1 tuần thì lấy ra sử dụng.  Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống chừng 30ml rượu thuốc.
Thuốc đắp: Đem 20g lá lốt và 20g ngải cứu rửa sạch, giã nát. Sau đó cho giấm vào chưng nóng rồi đắp chườm lên vùng đầu khớp bị sưng đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, liên tục trong 1 tuần sẽ thấy khớp gối đỡ đau hơn.
+ Luyện tập và vận động hợp lý: Để tránh khiến khớp gối bị đau hơn, người cao tuổi cần nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động nặng. Song song đó, phải kết hợp luyện tập với mức độ nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh hay tập các bài vận động được bác sĩ chỉ định để giúp xương khớp linh hoạt và dẻo dai, ngăn ngừa cứng khớp dưới đây:
- Bài tập 1: Bệnh nhân nằm thoải mái trên mặt phẳng, giữ hai chân thẳng rồi từ từ co chân, áp đùi vào sát bụng. Sau đó thả chân về lại tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập 15-20 lần.
- Bài tập 2: Bệnh nhân đứng thẳng, chân trái để lên trước, chân phải sau. Gập khớp gối chân phải xướng sàn, giữ tư thế này 30 giây rồi từ từ thả ra. Lặp lại bài tập này 5 lần rồi đổi chân và thực hiện tương tự.
- Bài tập 3: Tay phải người bệnh vịn lên thành ghế, co chân phải lên và dồn trọng tâm lên chân trái. Dùng tay trái nắm chân phải và kéo gót chân về gần mông, giữ tư thế này khoảng 20-30 giây rồi thả ra. Đổi chân và thực hiện tương tự.
+ Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh: Người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khớp gối để giảm đau nhức khớp. Nếu thấy đau khớp và tê mỏi thì nên dùng dùng dầu xoa bóp để làm nóng, giúp các mạch máu giãn nở và lưu thông máu, vận chuyển đến nuôi khớp dễ dàng. Khi ra ngoài cần mặc đủ ấm, quàng khăn cổ, mang găng tay, đi tất, mặc quần ấm để giữ ấm.
Cách chữa đau khớp gối ở người già như thế nào
+ Ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phục hồi cơ thể. Ngoài các hoạt động thể chất cần thiết, người cao tuổi cần bổ sung đầy đủ các chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất… trong thực đơn hàng ngày. Nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên xào; nên ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3, canxi, vitamin C, vitamin D để ngăn chặn các phản ứng viêm ở khớp gối.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa đau khớp gối ở người già an toàn hiệu quả. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào


Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vận động của con người. Vậy cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh về xương khớp gây không ít khó khăn và phiền toái đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu là viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào.
Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào
* Thoái hóa đốt sống lưng là gì?
Một số người cho rằng thoái hóa đốt sống lưng là nguyên nhân gây ra đau lưng hoặc là nơi gây ra bệnh. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống lưng là một thuật ngữ mô tả các vấn đề đốt sống ở vùng thắt lưng. Bạn bị thoái hóa đốt sống lưng có nghĩa là bạn bị đau ở cột sống. Bạn cũng có thể cảm thấy đau ở lưng, đau lan xuống chân, yếu, tê ở chân. Đôi khi, khối xương nhỏ có thể hình thành ở phía sau, phía trước, hoặc ở bên. Trong quá khứ, hiện tượng này được gọi là bệnh thoái hóa khớp, viêm xương khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phì đại.
Thoái hóa đốt sống thường không có triệu chứng. Sau khi bệnh của bạn được chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng những từ cụ thể để mô tả tình trạng của bạn như viêm xương khớp, bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng.
* Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống lưng
- Do yếu tố di truyền trong gia đình, làm cho cơ thể lão hóa sớm hơn bình thường.
- Có thể do mắc một số bệnh xương khớp khác như bệnh gút, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…
- Do thừa cân bé phì làm tăng trọng lượng của cơ thể quá mức cũng khiến vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Do dị tật bẩm sinh làm cho người bệnh bị vẹo, gù cột sống, gây ra sự thay đổi diện tích bị tỳ đè lên cột sống từ đó gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Cuối cùng là do vấn đề về tuổi tác, như chúng ta đã biết khi về già xương khớp và các sụn khớp đều bị thoái hóa nhanh chóng, làm khả năng chịu lực và độ đàn hồi giảm.
- Có thể do người bệnh có tiền sử bị chấn thương do tai nạn gây ra, làm cho cột sống bị biến dạng làm thay đổi hình dạng, chức năng của cột sống không được đảm bảo như bình thường...
Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào
* Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng
+ Dùng phương pháp đông y: Theo đông y, cơ thể con người là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Khi cơ thể bị Phong tà (gió độc) – Hàn tà (khí lạnh) – Thấp tà (độ ẩm) xâm nhập, làm tắc kinh lạc, khí huyết không được lưu thông trong kinh mạch, khiến máu không đi nuôi dưỡng được xương khớp, gây thoái hóa đốt sống.
Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược tự nhiên để điều trị thoái hóa. Giúp lưu thông khí huyết ở cân xương, đẩy các tà khí ra ngoài đem cơ thể trở về trạng thái quân bình âm dương. Đồng thời các tạng phủ được bồi bổ và phục hồi chức năng, đem lại trạng thái chính thường, cơ thể khỏe mạnh. Các khí huyết từ đó cũng lưu thông dễ dàng, máu có thể đi nuôi các mạch bị tắc. Các vùng bị thoái hóa sẽ giảm đau và dần được phục hồi. Phương pháp này cần phải kiên trì thực hiện mới có hiệu quả.
+ Dùng thuốc: Thuốc Tây được ví như con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng chữa bệnh còn tiềm ẩn những phản ứng phụ. Người bệnh cần nắm vững nguyên tắc khi dùng thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng. Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ thời gian trị liệu, và theo dõi thường xuyên các tác dụng phụ của thuốc cũng như phòng ngừa các biến chứng khi dùng kéo dài. Một số phản ứng phụ khi sử dụng thuốc có thể kể ra như sau:
- Dị ứng thuốc: mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa.
- Hiện tượng không dung nạp thuốc: có thể gây nên đau bụng, nôn mửa, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy,…
- Sốc phản vệ: ngứa toàn bộ cơ thể, nhất là ở bàn tay và bàn chân, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu.
- Thuốc chữa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu là thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid có tác dụng giảm đau, giảm sưng… nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như: viêm loét dạ dày tá tràng, tổn thương gan, thận, rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, hạ đường huyết,…
bi-jcare
+ Dùng thực phẩm chức năng: Hiện nay thực phẩm chức năng được coi là phương pháp an toàn hiệu quả cho người bệnh. Thực phẩm chức năng là sự kết hợp giữa đông y và tây y kết hợp lại với nhau tạo thành thực phẩm chức năng an toàn hiệu quả không tác dụng phụ. Thực phẩm chức năng là phương án tối ưu cho người dùng bị thoái hóa đốt sống lưng hiện nay. Thực phẩm chức năng có khả năng phục hồi, tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn chính là giải pháp cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống. Sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp thuốc điều trị giúp giảm bớt tác dụng phụ thuốc điều trị gây ra, đồng thời  đẩy nhanh kết quả phục hồi chức năng của khớp.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa thoái hóa đốt sống lưng như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay


Bạn muốn tìm thực phẩm chức năng giúp tái tạo sụn khớp, bạn chưa biết loại nào tốt? Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay câu hỏi của nhiều người. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp tái tạo sụn khớp an toàn hiệu quả. Nhưng để mua được sản phẩm tốt, chất lượng thì không phải điều đơn giản. Lời khuyên của Ths. Bs Phan Đăng Bình dành cho bạn là nên tìm những sản phẩm nhập khẩu thì nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chất lượng đảm bảo hơn. Vậy thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp loại nào tốt, an toàn dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay
* Sụn khớp và quá trình thoái hóa sụn khớp
Khớp bao gồm dây chằng, cơ bắp, gân, sụn, bao khớp (có màng hoạt dịch lót ở phía trong). Dây chằng có tác dụng gắn các khớp với nhau và co giãn nhịp nhàng; cơ bắp co duỗi làm cho các khớp chuyển động; gân gắn xương với cơ thể để chuyển sức co của cơ vào xương; bao khớp có dịch khớp: tác dụng bôi trơn khớp, giúp cho khớp hoạt động nhịp nhàng và dịch khớp còn có tác dụng dinh dưỡng cho khớp. Với tổ chức sụn là một thành phần lớp đệm bảo vệ, đóng vai trò vô cùng quan trọng tránh sự cọ xát của hai đầu xương khi vận động, làm trơn bề mặt khớp và ngăn cản hay phân tán lực tác động lên bề mặt của sụn, bảo vệ đầu xương.
Đặc điểm của lớp sụn khớp là lớp mô trong suốt vừa cứng vừa dai và đàn hồi tốt. Sụn khớp được cấu tạo hai thành phần chính là tế bào sụn và chất căn bản. Tế bào sụn không có khả năng sinh sản và không có khả năng tái tạo sau tuổi trưởng thành và do đó không có tế bào mới thay thế tế bào chết. Chất căn bản có nhiều thành phần khác nhau như: nước, proteoglycan và sợi collagen. Proteoglycan chứa lõi protein và các chuỗi glycosaminoglycan ở bên cạnh và chủ yếu là chondroitin sulfate và keratan sulfate. Các thể proteoglycan kết nối với acid hyaluronic. Các glycosaminoglycan khác và các protein liên kết với cấu trúc này đảm bảo tính ổn định và bền vững của sụn. Trong các chất căn bản thì vai trò quan trọng nhất là collagen type 2 (UC-II), chiếm 85 - 90%.
* Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp loại nào tốt nhất?
Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp loại nào tốt phải kể đến sản phẩm Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ. Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ và nhập khẩu về Việt Nam phân phối bởi BNC medipharm. Bi-JCare là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, đây là công thức kết hợp giữa các dược chất đặc biệt để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Bi-JCare chứa đựng các thành phần sau: Glucosamine HCl 1500mg, Boswellia Extract 600mg, Collagen túyp II 600mg, MSM (Methylsulfonylmethane) 300mg, Chondroitin sulfate 300mg, Bột Ginger root 60mg, Hyaluronic acid 60mg, Magnesium stearate, D-calcium, Microcrysalline, Sillica,…
>> Glucosamin: là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.
Glucosamine bổ xương khớp

>> Chondroitin sulfat: tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).
>> Methyl sulfonyl methane (MSM): là nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.
>> Hyaluronic Acid: là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp. Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.
Bi-Jcare bổ xương khớp

>> Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Collagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sửa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách:
- Khi về già: các sợi collagen bị mất kết cấu mềm dẻo và mịn màng rồi trở nên thô, xơ cứng, các thương tổn này do các gốc tự do gây ra.
- Tỷ lệ ở độ tuổi trên 60 bị bệnh viêm khớp xương mãn tính là rất cao. Đó là do quá trình bào mòn và rách tự nhiên của sụn khớp. Khi tuổi già đến, khả năng của cơ thể tổng hợp collagen type 2 giảm xuống rõ rệt.
Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay
Boswellia Extract đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...
Bột rễ Gừng: là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...
Magnesium, D-calcium, Microcrysalline, Sillica là các thành phần bổ sung các yếu tố vi lượng, muối khoáng giúp chống loãng xương, còi xương, thoái hóa xương và khớp.

Thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay
Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Hướng dẫn sử dụng: Người lớn uống 2 viên/ngày sau bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Trường hợp đau khớp uống 2 viên/lần sau bữa ăn và ngày uống 2 lần.
Video công dụng Bi-Jcare bổ xương khớp
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thực phẩm chức năng tái tạo sụn khớp tốt nhất hiện nay. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả


Thoái hóa đốt sống là căn bệnh phổ biến hiện nay và cũng có nhiều phương pháp chữa trị. Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiến triển âm thầm với các triệu chứng dễ nhầm lẫn. Nếu điều trị không triệt để, bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng và khó chữa trị. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả.
Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả
* Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Nó là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Thoái hóa đốt sống cổ và lưng không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.
* Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam
+ Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam từ lá lốt và một số thảo dược khác
Chuẩn bị: Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ vòi voi.
Cách thực hiện: Cũng giống như bài thuốc trên, người bệnh sau khi thu hái tươi các cây thuốc nam này về đem rửa sạch, chặt khúc phơi riêng từng vị thuốc. Khi khô cho vào túi buộc kín để bảo quản. Hàng ngày lấy 30g cho mỗi vị thuốc sao vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm sắc cùng 600ml. Sắc đến khi còn khoảng 200ml thì đem chia làm 3 lần uống. Dùng thuốc thành từng đợt. Uống liên tục trong khoảng 1 tuần sau đó người bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngừng lại 5 ngày và uống tiếp.
+ Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam từ cây gối hạc
Chuẩn bị: Rễ gối hạc, rễ cốt khí củ mỗi thứ 12g; rễ cỏ xước, hy thiêm mỗi thứ 8g; hạt cau già sao vàng, uy linh tiên mỗi thứ 4g.
Cách thực hiện: Các vị thuốc mua tại quầy thuốc nam dược thường đã được bào chế dạng khô. Người bệnh chỉ cần mua về và chia ra với liều lượng như trên. Đem tất cả sao vàng rồi hạ thổ. Tiếp đến cho thuốc vào ấm thêm nước vào sắc khoảng 60 – 90 phút đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Thực hiện bài thuốc nam trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ tại nhà này 3 lần uống sáng, trưa, tối. Sau khoảng 2 tháng sẽ thấy tình trạng đau nhức ở đốt sống cổ được cải thiện.
Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả
+ Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam từ cây xấu hổ
Nguyên liệu: Cây hoa trinh nữ, ngải cứu, cây cỏ xước, lá lốt với sống lượng bằng nhau… Nên chuẩn bị càng nhiều càng tốt để không mất công bào chế nhiều lần.
Cách thực hiện: Rửa sạch, cắt khúc tất cả những cây thuốc nam trên (nên lấy cả rễ, thân, lá). Đem phơi khô ở nắng to khoảng 2 – 3 nắng. Khi các nguyên liệu đã khô cho vào túi nilong buộc chặt. Mỗi lần sắc thuốc lấy khoảng 100 – 150g cho vào ấm đun cùng 1,5 lít nước. Sử dụng nước thuốc này thay nước lọc hàng ngày. Có thể cho thêm cam thảo vào bài thuốc cho dễ uống. Bài thuốc này có tác dụng mát gan, giải độc, giảm đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Nên kiên trì sử dụng mỗi ngày.
+ Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam từ cây cỏ xước
Tương tư như cây xấu hổ, cỏ xước cũng là một cây mọc hoang ở rất nhiều nơi. Về công dụng, cỏ xước thường dùng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… Theo y học cổ truyền, cỏ xước có tính bình nên có tác dụng lưu thông khí huyết, trị tê bì tay chân, giảm đau nhức xương khớp. Với những đặc điểm trên thì cỏ xước rất thích h���p để điều trị thoái hóa cột sống.
Cách thực hiện: Lấy phần thân, lá rễ của cây cỏ xước đều được, sau đó rửa sạch, rồi đem phơi khô ở những nơi nắng to, khi nào lá héo có màu vàng sẫm là được. Tiếp theo lấy khoảng 300 cỏ xước khô đem sắc với 1/2 lít nước đến khi còn khoảng 200 -300 ml thì chắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống từ 1-2 lần. Kết hợp thêm cách đắp như sau: Cho 100g cỏ xước tươi đem giã nhuyễn với lá lốt và ngải cứu rồi đắp lên vùng cột sống bị đau nhức trong 30 phút. Chỉ cần người bệnh kết hợp 2 cách này mỗi ngày để điều trị từ bên trong lẫn bên ngoài thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam an toàn hiệu quả. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào


Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến hiện nay và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, tiến triển âm thầm với các triệu chứng dễ nhầm lẫn.  Triệu chứng của bệnh điển hình như đau mỏi xương khớp ở vùng cổ khá khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ.
Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào
* Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý suy thoái đốt sống ở khớp và đốt sống cổ do lão hóa. Triệu chứng đặc trưng của thoái hóa đốt sống cổ là đau và cứng khớp cổ kéo dài. Xương và sụn vùng đốt sống cổ bị yếu dần theo thời gian. Do đó, bệnh thường phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng khác vẫn có thể bị thoái hóa đốt sống nếu tồn tại nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có những triệu chứng đau mỏi xương khớp ở vùng cổ khá khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh. Bên cạnh đó bạn cần áp dụng các phương pháp và những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ, thăm khám bác sĩ để có tư vấn chính xác nhất.
* Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ
+ Sai tư thế: Những tư thế cong cong vẹo vẹo trong lúc ngủ, hay nằm ngủ trong 1 tư thế it chuyển mình, nằm gối quá cao. Hoặc coi ti vi nghiêng ngẹo đầu cổ.. Những tư thế này lâu ngày nó sẽ là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
+ Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Chế độ ăn uống nghèo nàn thiếu hụt nhiều khoáng chất và các loại vitamin. Nhất là canxi và vitamin D đây là 2 nguyên tố quan trọng trong việc hinh thành xương nếu như thiếu hụt 2 chất này sẽ làm cho xương giòn, thiếu chất khỏe và nhanh lão hóa đi.
+ Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì các bộ phần đều bị lão hóa và đốt sống cổ cũng không ngoại lệ. Khả năng tái tạo lại sụn khớp ở người cao tuổi cũng dần kém đi, tình trạng này lâu dần sẽ làm cột sống yếu dần, sức nâng đỡ trọng lượng của cơ thể cũng kém đi. Lâu ngày dẫn đến thoái hóa đốt sống.
Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào
+ Do tính chất nghề nghiệp: Những công việc như thợ cắt tóc, diễn viên xiếc, cấy lúa, mang vác đồ nặng... Đây là những công việc đòi hỏi người lao động phải làm việc ở cường độ cao, làm liên tục trong vài giời mà it khi nghỉ cũng khiến cho cột sống bị biến đổi lâu ngày bị lão hóa và yếu dần theo thời gian. Những người làm việc trong văn phòng, họ thường phải nhìn vào màn hình máy vi tính liên tục vì vậy mà ít vận động ở vùng cổ gáy cũng tăng nguy cơ bị thoái hóa. Hoặc vị trí đặt tay lên bàn làm việc chưa phù hợp cũng là nguyên nhân gây nên bệnh.
Ngoài ra do tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương ở cột sống cổ cũng khiến các bộ phận ở vùng cột sống cổ dần suy yếu. Hoặc do người bệnh từ lúc sinh ra đã bị dị dạng bẩm sinh ở vùng cổ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
* Tư thế nằm cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
+ Nằm ngửa: Đối với tư thế nằm ngửa khi bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ khác với việc nằm ngửa khi ngủ ở những người bình thường. Người bệnh lúc này cần phải nhờ đến sự trợ giúp của 2 cái gối giúp đỡ trọng lượng cơ thể tại những phần trọng yếu, giảm tải áp lực cho cột sống.
Bằng cách đặt 1 cái gối ở dưới thắt lưng cùng với một cái gối khác dưới đầu gối sẽ giúp cột sống duy trì được độ cong tự nhiên vốn có, tránh bị các biến dạng không mong muốn. Lưu ý là sử dụng những chiếc gối nhỏ và mỏng, có độ đàn hồi tốt.
Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào
Tuy nhiên không phải tất cả người bệnh nào cũng đều có thể áp dụng tư thế trên vì dụ như những ai bị đau lưng phần dưới thắt lưng hay đau dây thần kinh tọa có thể gặp những trở ngại nhất định. Theo các nhà nghiên cứu thì một tư thế nằm ngủ chuẩn thì đầu gối không được duỗi thẳng mà phải cong để phần dây chằng và dây thần kinh không bị căng ra.
+ Nằm nghiêng: Đây là tư thế được nhiều người ưa thích nhất và cũng là tư thế các chuyên gia khuyên bạn nên nằm nhiều nhất trong giấc ngủ. Đặc biệt đối với những người bị đau cột sống thì tư thế này sẽ giúp họ tránh được những cơn đau vì không có tác động trực tiếp đến phần lưng.
Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào
Nằm nghiêng đối với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì bạn vẫn sẽ cần những chiếc gối để hỗ trợ kê vào những phần trọng yếu, thứ nhất là phần dưới của thắt lưng, thứ hai là kẹp vào giữa 2 chân. Tại sao lại như vậy, qua nhiều các thử nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đã chứng minh được tư thế nằm như vậy sẽ giúp bạn cố định được tư thế khi ngủ. Tức là cơ thể trong quá trình ngủ sẽ không tự động thay đổi sang tư thế khác sai sẽ gây nguy hiểm nếu như bạn bị tổn thương tại những vùng đó.
+ Nằm sấp: Đây là tư thế mà các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ đi, vì những lí do sau:
- Đầu gối bắt buộc phải duỗi thẳng
- Các cơ quan nội tạng, đặc biệt là ngực bị chèn ép trong thời gian dài gây khó thở.
- Cột sống cổ phải chịu áp lực lớn hơn vì phần đầu bị cắm mặt xuống, gây tê nhức cổ khi nằm lâu.
- Cột sống bị uốn cong quá mức vì phần bụng và bẹn sát với giường, có thể gây đau đớn cho người bệnh.
Tư thế nằm cho người thoái đốt sống cổ như thế nào
- Với một số trường hợp bắt buộc phải nằm ở tư thế này để tránh các tổn thương ở các phần khác thì hãy đặt một chiếc gối ở bụng. Chiếc gối này sẽ giúp bạn giảm tải áp lực cho phần xương cột sống thắt lưng.
Bên cạnh việc sửa đổi và suy trì tư thế ngủ phù hợp thì bạn có thể kết hợp sử dụng thêm TPCN bảo vệ xương khớp Bi-Jcare để tăng cường, tái tạo sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp giảm đau xương khớp cấp tính và mãn tính, phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.
Trên đây chúng tôi đã  giúp bạn tìm hiểu tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống cổ như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ và cách phòng bệnh như thế nào?

  Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói qu...