Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Thuốc trị viêm khớp dạng thấp loại nào tốt nhất


Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn và là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp. Vậy thuốc trị viêm khớp dạng thấp loại nào tốt nhất là câu hỏi của nhiều người. Cho đến nay, bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các thuốc thường được dùng là các thuốc điều trị cơ bản giúp cho xương khớp khỏe mạnh kháng viêm. Để tìm được loại thuốc đáp ứng được câu hỏi thuốc trị viêm khớp dạng thấp chúng tôi xin mách cho bạn 1 sản phẩm mà đã được nhiều người bị viêm khớp dạng thấp có phản hồi rất tốt về sản phẩm. Sản phẩm đó là Bi-Jcare bổ xương khớp. Sản phẩm này được nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam gần 10 năm nay và được nhiều bệnh nhân tin dùng. Vậy công dụng của Bi-Jcare như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời.
Có thể bạn quan tâm:
Thuốc trị viêm khớp dạng thấp loại nào tốt nhất
Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị viêm khớp chủ yếu là dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp viêm cho người bệnh. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn đau mà thôi. Gần đây, Bio-Care Lab đã nghiên cứu và tìm ra một loại sản phẩm tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả đó là sản phẩm bổ xương khớp Bi-Jcare. Thực tế lâm sàng cho thấysản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare mang lại các kết quả ngoài sức mong đợi. Sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, đây là công thức kết hợp toàn diện để hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Bi-JCare chứa đựng các thành phần sau:
Glucosamin: là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.
Chondroitin sulfat: tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).
Methyl sulfonyl methane (MSM): nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.
* Hyaluronic Acid: là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp, Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.
* Collagen Type II tự nhiên: Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
Collagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sửa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách:
- Khi về già: các sợi collagen bị mất kết cấu mềm dẻo và mịn màng rồi trở nên thô, xơ cứng, các thương tổn này do các gốc tự do gây ra.
- Tỷ lệ ở độ tuổi trên 60 bị bệnh viêm khớp xương mãn tính là rất cao. Đó là do quá trình bào mòn và rách tự nhiên của sụn khớp. Khi tuổi già đến, khả năng của cơ thể tổng hợp collagen type 2 giảm xuống rõ rệt. 
Boswellia Extract: đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...
Bột rễ Gừng: là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...
* Magnesium, D-calcium, Microcrysalline, Sillica là bổ sung các yếu tố vi lượng, muối khoáng giúp chống loãng xương, còi xương, thoái hóa xương và khớp.
Bi-jcare bổ xương khớp
* Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
 Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
 Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ...
 Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
 Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
 Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
 Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
 Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ....
* Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
* Hướng dẫn sử dụng: Người lớn uống 2 viên/ngày sau bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Trường hợp đau khớp uống 2 viên/lần sau bữa ăn và ngày uống 2 lần.
Sản phẩm được nhập khẩu và phân phôi độc quyền tại Việt Nam bởi BNC medipharm
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0989.920.976 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình
Hotline hỗ trợ đặt hàng: 096.880.5353 - 02436.686.800
Bạn còn chần chừ gì nữa mau nhấc ngay điện thoại lên và gọi cho chúng tôi để có được sản phẩm hải cẩu hoàn của Mỹ nhập khẩu chính hãng.
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc!

Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất


Phác đồ chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất là bản cập nhật các thông tin mới nhất về bệnh viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có biểu hiện toàn thân, có đặc điểm là viêm màng hoạt dịch của nhiều khớp. Viêm khớp dạng thấp được đặc trưng bởi các biểu hiện ở các khớp đối xứng hai bên.
1. Chẩn đoán: Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần dựa vào biểu hiện của một tập hợp các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm trong tiêu chuẩn chẩn đoán của viện thấp khớp học Mỹ 1987.
- Cứng khớp buổi sáng ở một khớp nào đó trong khoảng thời gian 1 giờ, trước khi giảm tối đa.
- Sưng mô mềm ở ba khớp trở lên.
- Viêm khớp ở khớp liên đốt ngón xa bàn tay, khớp bàn ngón tay và chân, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu
- Viêm khớp đối xứng
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) dương tính.
- Tổn thương ăn mòn, loãng xương ở các khớp bàn tay và cổ tay trên X-quang (tiêu chuẩn có độ nhạy 91,2%; độ đặc hiệu 89,3%).
* Chẩn đoán phân biệt:
– Viêm khớp vẩy nến.
– Viêm khớp phản ứng.
– Hội chứng Reiter.
– Viêm cột sống dính khớp.
– Lupus ban đỏ hệ thống.
– Các bệnh Sarcoidosis.
– Viêm nội tâm mạc bán cấp.
– Viêm khớp nhiễm khuẩn.
*Cận lâm sàng:
- Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor – RF) dương tính.
- CRP ( C – Reactive Proteine) tăng.
- VS tăng.
- X-quang quy ước
Trong viêm khớp dạng thấp:
  • Mới mắc X-quang bình thường
  • Tiếp theo có hình ảnh tổn thương ăn mòn kinh điển (Erosion) ở cạnh khớp
  • Muộn hơn nữa là hình ảnh ăn mòn lan rộng ra sụn khớp, hẹp khe khớp, bán trật khớp, lệch trục khớp.
2. Điều trị
* Các biện pháp không dùng thuốc:
Giảm áp lực ở khớp bằng cách nghỉ ngơi, cố định khớp bằng nẹp, dùng các nạng chố
Mọi điều trị vật lý trị liệu và tập luyện đều không được quá mứ
Chế độ ăn uống dinh dưỡng tăng cường chất đạm, vitamin và các khoáng chấ
* Biện pháp dùng thuốc:
a. Thuốc giảm đau: Chọn một trong các thuốc theo bậc thang giảm đau của tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Nhóm Acetaminophen  (Paracetamol,  Efferalgan),  Efferalgan  codein, Paracetamol 0,5g liều từ 1- 3 viên/ngày.
Aspirin 500 mg x lần/ ngày
Nhóm kháng viêm nonsteroid:
+  Diclofenac (voltaren…) viên 50mg x 2 viên/ ngày hoặc viên 75mg 1viên / ngày sau ăn no.
+ Hoặc Ức chế chọn lọc COX 2:
Celecoxib 100 – 200mg x 2 lần/ngày.
Piroxicam 10mgx2lần/ngày
Meloxicam (Mobic) 7,5mgx2lần/ngày
Edosic (Etodolac) 600-1.200mg/ngày
Nabumeton (Korum, Novidol…) 1 – 2g/ngày
b.   Nhóm Corticosteroid:
Prednisolon 7,5mg/ngày lúc 8h sáng.
Methylprednisolone 5-10mg/ngày lúc 8h sáng.
c.  Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARDS – Disease Modifying Anti Rheumatic Drugs):
Methotrexat: Liều dùng: 10-20mg/tuần, tiêm bắp hoặc uống. Thường dùng đường uống bắt đầu bằng liều 10mg; uống 4 viên (viên 2,5mg) vào một ngày nhất định trong tuần. Thuốc có hiệu quả sau 1-2 tháng. Có thể chỉnh liều tuỳ theo đáp ứng của bệnh. Trong trường hợp thuốc kém hiệu quả hoặc kém dung nạp bằng đường tiêm bắp (ống tiêm 10 hoặc 15mg) mỗi tuần một mũi duy nhất.
Chống chỉ định: Hạ bạch cầu, suy gan thận, tổn thương phổi mạn tính.
Tác dụng không mong muốn: Thường gặp loét miệng, nôn, buồn nôn. Có thể gây độc tế bào gan và tuỷ.
Nhằm hạn chế tác dụng không mong muốn của methotrexat cần bổ sung acid folic, liều bằng liều methotrexat (viên 5mg, 02 viên/tuần chia 2 ngày trong tuần khi dùng liều 10mg methotrexat/tuần).
Hydroxychloroquin 200 – 400 mg/ ngày
Sulfasalazin (Sulfasalazine-SZZ) 500 mg x 2 lần/ ngày uống sau ăn
* Điều trị phối hợp:
Tùy tình trạng bệnh trạng thái cơ thể hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân mà có thể dùng đơn trị hoặc phối hợp trị liệu khi dùng đơn trị không hiệu quả.
Phối hợp 2 hoặc 3 loại thuốc là Methotrexat, Sulfasalazin và hydroxychloroquin đối với bệnh viêm khớp dạng thấp đã dai dẳng.
Lưu ý: Tác dụng phụ có hại của thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp trên: Tiêu hóa, huyết học, tim mạch, gan, thận, phổi. Vì vậy cần kiểm tra thường xuyên các chức năng trên trước khi điều trị và sau mỗi tháng, ba tháng, hay đột xuất theo diễn biến của bệnh.
Chúng ta nên phòng bệnh ngay từ ban đầu. Đừng để bệnh quá nặng mới dùng thuốc. Vì thuốc có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Chúng ta có thể phòng chống bệnh ngay từ ban đầu như dùng các thức ăn tốt cho xương khớp, tập thể dục thể thao thường xuyên, có thể uống thêm thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe xương khớp.
Bạn có thể tham khảo thêm:

Nguyên nhân triệu chứng và cách trị bệnh phong thấp


Bệnh phong thấp là 1 căn bệnh nguy hiểm nó xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng,… Vậy nguyên nhân và cách trị bệnh phong thấp như thế nào. Chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về bệnh phong thấp để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng và điều trị bệnh.
Bạn có thể quan tâm: 
* Bệnh phong thấp là gì?
Phong thấp là một căn bệnh kinh niên khá nguy hiểm xảy ra ở nhiều khớp xương gây đau nhức, sưng đỏ và tổn thương đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, các khớp xương, cột sống. Bệnh thường trở nặng khi thời tiết thay đổi gây ra các cơn tê nhức dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
* Nguyên nhân gấy ra bệnh phong thấp:
+ Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp
Bệnh này là do một loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi-xoang gây ra. Bệnh phong thấp RA gây ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Dần dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
+ Do giới tính: Nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh phong thấp cao hơn nam giới và gặp nhiều di chứng nguy hiểm khó chữa trị hơn. Điều này là do thể trạng và thể chất của nữ giới thường không bằng nam giới. Người phụ nữ còn phải trải qua sinh đẻ, mãn kinh… nên sức khỏe sẽ ngày càng yếu đi, xương khớp cũng bị ảnh hưởng và dễ mang mầm bệnh hơn.
+ Gien di truyền: Di truyền là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh phong thấp. Nếu người thân hay họ hàng có tiền sử mắc bệnh này thì khả năng di truyền cho các thế hệ sau mang tỉ lệ khá cao.
+ Do tuổi tác: Lão hóa là một quá trình tự nhiên, đặc biệt ở những người cao tuổi, quá trình này diễn ra mạnh mẽ khiến cơ thể bị suy yếu trầm trọng. Đặc biệt, đối với xương khớp, lão hóa khiến chất lượng dịch khớp bị suy giảm và thiếu hụt. Sụn khớp không còn trơn bóng mà trở nên thô ráp, sần sùi, dễ cọ xát vào nhau gây ra những triệu chứng đau xương, đau khớp ở bệnh phong thấp.
+ Yếu tố nghề nghiệp: Nhửng người lao động trong môi trường ẩm thấp, phải tiếp xúc nhiều với nước hoặc khom người, đứng thường xuyên hay ngồi lâu một chỗ , ít di chuyển cũng dễ bị bệnh hơn những người khác. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thợ sơn, thợ làm móng tay chân, người tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu hay thuốc trừ sâu có nguy cơ mắc bệnh phong thấp rất cao.
+ Thời tiết, môi trường: Môi trường hay thời tiết cũng là một trong những yếu tố góp phần trong những nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp. Mùa đông, thời tiết thường lạnh lẽo và ẩm thấp khiến sự lưu thông máu trong cơ thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Dịch khớp cũng trở nên đông đặc khiến các đầu khớp xương không được bôi trơn, cọ xát gây ra đau nhức. Còn khi đến mùa hè, nhiệt độ lại tăng cao lại làm khớp giãn ra, dễ chèn ép lên các dây thần kinh quanh khớp hình thành nên những cơn đau.
+ Hút thuốc lá: Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trong đến nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp. Những chất này khiến xương khớp mất đi độ chắc khỏe, trở nên giòn và dễ gãy do loãng xương, sụn khớp cũng bị sụt giảm tạo cơ hội cho bệnh phát triển.
+ Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống có liên hệ rất lớn đến sự hình thành những căn bệnh. Những người sử dụng quá nhiều chất béo nhưng lại thiếu hụt vitamin và khoáng chất thường có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh béo phì, tim mạch,…Đặc biệt, những người béo phì thường khiến xương khớp phải chịu một lực lớn để nâng đỡ cơ thể nên lâu ngày trở nên suy yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, trong đó có phong thấp.
* Triệu chứng của bệnh phong thấp
+ Cứng, đau nhức và sưng ở các đầu khớp xương: khớp xương tay, đầu gối, xương chậu, vai đặc biệt nhất là trên xương sống
+ Các khớp và thân thể đau nhức, cơn đau thường chạy từ khớp này sang khớp kia; các khớp khó cử động; có thể sốt, người mệt mỏi, chỉ muốn nằm, mạch phù.
+ Bệnh phong thấp làm rối loạn tự miễn có thể gây khô mắt, mũi, miệng và cổ họng.
+ Xuất hiện dưới da những cục u cứng ở chỗ khớp bị đau. những cục u cứng này thường xuất hiện phía sau khuỷu tay, đôi khi xuất hiện cả trong mắt.
+ Không thể cử động các khớp, bắp thịt nơi chỗ khớp đau bị yếu đi. Các khớp có thể bị biến dạng theo thời gian
* Cách phòng và điều trị bệnh phong thấp
+ Cách phòng bệnh phong thấp:
- Ngăn ngừa không để bị viêm họng và các bệnh đường hô hấp trên: các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh phong thấp là do nhiễm phải loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi-xoang gây ra. Do đó để tránh nguy cơ bị phong thấp thì bạn cần có các biện pháp để ngăn ngừa các căn bệnh trên xảy ra.
- Phải luôn giữ ấm cho cơ thể: thời tiết thay đổi, độ ẩm cũng như áp suất không khí quá cao khiến các khớp giãn ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh, gây ra phong thấp, do đó cần tránh tiếp xúc với không khí lạnh, ẩm thấp, giữ cơ thể luôn ấm, nhất là vào mùa đông, thời điểm chuyển mùa…
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải: đây là cách phòng bệnh phong thấp không phải ai cũng biết bởi béo phì chính là nguyên nhân khiến các khớp xương phải gánh chịu nhiều sức nặng hơn, từ đó gây ra phong thấp, vì vậy bạn nên có chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp để không bị mập.
- Tăng cường sức đề kháng: sức đề kháng (hệ miễn dịch) tốt sẽ giúp cơ thể có khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, chống lại sự thay đổi của thời tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh, do đó bạn nên nâng cao hệ miễn dịch thông qua việc ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục thể thao và thậm chí là có thể bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất khác…
+ Cách điều trị bệnh phong thấp:
Trước tiên, cần xác định phong tê thấp là một bệnh kinh niên, có lúc bệnh thuyên giảm nhưng cũng có lúc nặng lên. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết điều trị đúng phương pháp thì người bệnh vẫn có thể bảo vệ các khớp xương nói riêng và sức khỏe của mình nói chung một cách hiệu quả, an toàn.
+ Điều trị bệnh phong tê thấp theo y học hiện đại chủ yếu tập trung vào làm thế nào để giảm bớt đau và ngăn sự tiến triển của bệnh. Theo đó, các thuốc chủ yếu được ứng dụng trong điều trị là các thuốc chống viêm. Trong trường hợp điều trị nội khoa bằng thuốc không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, tức giải phẫu thay khớp. Một khi khớp xương đã bị phá hủy quá nhiều thì giải phẫu thay khớp được được xem là biện pháp hiệu quả để tái tạo chức năng của khớp và làm giảm đau.
Ưu điểm của điều trị bệnh phong tê thấp bằng phương pháp tây y hiện đại là giúp giảm đau nhanh, các triệu chứng sưng đau, tê buốt có thể mất đi tạm thời trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là hiệu quả sau điều trị không lâu dài, không tác động được vài nguyên nhân sinh ra bệnh mà chủ yếu làm thuyên giảm những triệu chứng đau. Bên cạnh đó, không thể lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau trong thời gian dài để điều trị vì thuốc sẽ có tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Phẩu thuật thay khớp cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định và chi phí cao nên không phải ai cũng có thể điều trị theo cách này.
+ Chữa bệnh phong thấp bằng thực phẩm chức năng: Biện pháp này hiện nay được ưu tiên hàng đầu vì tính an toàn và hiệu quả. Bi-Jcare là 1 trong những sản phẩm được đánh giá cao và có hiệu quả trong việc điều trị bệnh phong thấp.
Bệnh phong thấp thường gây ra những cơn đau nhức xương khớp và để lại nhiều di chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, việc tìm hiều những nguyên nhân gây bệnh phong thấp trên đây sẽ giúp bạn có phương pháp phòng và điều trị hiệu quả, tránh được những hậu quả đáng tiếc mà căn bệnh này mang đến. Chúc bạn sống vui khỏe!

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không và chữa như thế nào


Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 – 50. Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không và chữa như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Để đi tìm câu trả lời này chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh và cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Có thể bạn quan tâm:
*  Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp không có biểu hiện viêm khớp và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong máu. Đây là một trong các bệnh khớp viêm mạn tính thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, chiếm khoảng 0,5 - 2 % dân số.
* Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.
- Yếu tố di truyền: viêm khớp dạng thấp có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).
- Tuổi tác: Nguy cơ phát triển các loại viêm khớp dạng thấp hầu hết tăng theo độ tuổi. Cùng với sự lão hóa của cơ thể, các sụn khớp cũng bị bào mòn đi. Nghiên cứu cho thấy khi tới ngưỡng 50 tuổi thì có 90% khả năng các lớp sụn suy giảm chức năng và bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi các lớp sụn bị bào mòn và mất đi.
- Thừa cân và béo phì: Trọng lượng dư thừa cũng sẽ là khởi đầu và tiến triển của viêm khớp xương, đặc biệt là xương đầu gối bởi bộ phận này phải chịu đựng một áp lực quá tải từ trọng lượng cơ thể. Hầu hết các khớp chịu lực lớn trong cơ thể như khớp háng, gối, cột sống đều bị ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.
 - Yếu tố cơ địa: Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ), những người có cơ địa yếu hơn (phụ nữ) thường có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn, đặc biệt là sau mãn kinh khi tình trạng loãng xương xảy ra.
- Nghề nghiệp: Những người làm việc quá sức, thường xuyên phải mang vác nặng hay một số ngành nghề liên quan đến khớp đầu gối uốn cong lặp lại nhiều lần cũng có nguy cơ viêm xương khớp đầu gối.
Các yếu tố thuận lợi khác: Môi trường sống ẩm thấp, thời tiết mưa lạnh. Khi cơ thể bị suy yếu, mệt mỏi hoặc sau phẫu thuật.
* Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
+ Triệu chứng khởi phát:
- Bệnh thường bắt đầu sau chấn thương thể chất hoặc tinh thần, thay đổi nội tiết….hoặc cũng có thể không có lý do gì.
- Bệnh tiến triền từ từ, tăng dần.
- Bắt đầu viêm một khớp: Cổ tay, bàn tay, ngón tay, gối, cổ chân…Có đến 70% người bệnh như vậy.
- Khớp viêm hơi sưng, hơi nóng, đau âm ỉ cả ngày đêm, nửa đêm về sáng đau tăng. Sáng dậy có cảm giác cứng khớp, khó vận động. Viêm khớp gối thì co sưng nhiều hơn (Xương bánh chè có cảm giác bập bềnh).
- Người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, gầy sút.
- Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng, đau tăng dần, số khớp viêm có thể tăng thêm, có thể không.
+ Triệu chứng toàn phát:
- Viêm nhiều khớp, chủ yếu các khớp vừa và nhỏ ở chi. Các khớp lớn( vai, cột sống) viêm đến muộn hơn.
- Các khớp viêm có sưng, đau, khó vận động, đau nhiều về đêm, trở lạnh.
- Khớp viêm có tính đối xứng (98%) buổi sáng dậy bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó đi lại (89%).
Hiểu đúng nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp để người bệnh tìm được cho mình phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ.
* Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh có thể tự khỏi được nếu chúng ta biết ăn uống, tập luyện. Bệnh nhân nên cố gắng duy trì ở mức có thể hoạt động hằng ngày, dọn dẹp nhà cửa hay nghề nghiệp bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân bệnh nhân. Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp giúp duy trì vận động và sự mềm dẻo của khớp.
Người bệnh cũng nên có thói quen uống thực phẩm chức năng hàng ngày để có sức khỏe xương khớp chắc khẻ và dẻo dai!
Cuối cùng xin chúc bạn và gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, hạnh phúc!

Bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ và cách phòng bệnh như thế nào?

  Đau nhức xương khớp là bệnh lý thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói qu...